Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Giá cổ phiếu OTC

Nhiều quan điểm cho rằng, đã đến thời điểm mua vào khi giá cổ phiếu OTC trên thị trường đã giảm xuống đến mức rẻ. Đợt tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng vừa qua phần nào chứng minh cho nhận định này, nhưng đây chưa hẳn là quan điểm chủ đạo trên thị trường.
Tuần trước, cổ phiếu của Ngân hàng Eximbank, Phương Đông, Phương Nam, VP Bank, Đông Á, Habubank được nhiều nhà đầu tư, trong đó có cả tổ chức đầu tư mua vào đã đẩy giá các cổ phiếu này tăng từ 10 đến 15%. Theo anh Đ, đại diện một công ty đầu tư chứng khoán thì so với thời kỳ sốt nóng, giá cổ phiếu đã giảm mạnh. Chẳng hạn, cổ phiếu Ngân hàng Phương Đông ở thời kỳ đỉnh cao, giá là 12,5 triệu đồng/cổ phiếu. Sau khi chốt danh sách chia cổ phiếu thưởng và quyền mua (gần 50%) vào tháng trước, giá giảm xuống còn 3,8 triệu đồng/cổ phiếu, một mức giá điều chỉnh quá đà nên đã tăng trở lại 4,6-4,8 triệu đồng/cổ phiếu gần đây.
Nhưng anh Đ lại nhận định rằng, với nhóm cổ phiếu ngân hàng sau khi chia tách một lượng cổ phiếu lớn, thì mức giá điều chỉnh như trên “chưa chắc đã rẻ”.
Một nhà đầu tư lớn ở Hà Nội cho biết, do giá cổ phiếu OTC trên thị trường đã tăng quá cao nên không thể lấy mặt bằng giá này làm thước đo rẻ hay đắt. Căn cứ vào số liệu công bố trên các trang thông tin của DN cho biết, nếu so sánh giá cổ phiếu một số ngân hàng hiện nay với DN sản xuất công nghiệp thì không rẻ. Cụ thể, nhà đầu tư này so sánh giá cổ phiếu của 3 ngân hàng là VP Bank, Techcombank và Eximbank với Tập đoàn Hoà Phát. Ba ngân hàng trên có mức lợi nhuận dự kiến năm 2007 (căn cứ vào kết quả 6 tháng đầu năm) là 204,48 tỷ đồng, 453,95 tỷ đồng và 456,48 tỷ đồng. Tập đoàn Hoà Phát có lợi nhuận dự kiến là 420 tỷ đồng. Chỉ số EPS năm 2007 của 3 ngân hàng tương ứng là 1.800 đồng, 2.400 đồng và 2.300 đồng. Chỉ số EPS của Hoà Phát là 3.200 đồng.
Giá cổ phiếu VP Bank, Techcombank và Eximbank trên thị trường OTC khoảng 46.000 đồng, 96.200 đồng và 72.600 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu Hoà Phát giá 80.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra, chỉ số P/E năm 2007 của 3 ngân hàng lần lượt là 25,5; 40,1 và 31,5 lần. Chỉ số P/E của Hoà Phát là 25 lần.
Ông Nguyễn Thành Tâm, Trưởng phòng môi giới CTCK Quốc tế nhận xét, giá cổ phiếu OTC giảm mạnh so với cách đây mấy tháng nhưng để biết giá cổ phiếu nào thực sự rẻ phải có các tiêu chí để so sánh. Ông Tâm lưu ý, nhà đầu tư nên đánh giá tính hiện thực của các dự án, dự tính dòng tiền hiện có của DN chứ không phải dòng tiền từ phát hành cổ phiếu trong tương lai. Cùng với phân tích các chỉ số tài chính như P/E, EPS, nhà đầu tư nên tiếp xúc với với ban lãnh đạo công ty để tìm hiểu năng lực, phương pháp thực hiện dự án của họ.
Với nhóm cổ phiếu ngân hàng, theo ông Tâm, có một rủi ro là các ngân hàng phát triển tín dụng quá nhanh nên thời điểm này chưa đánh giá được nợ xấu. Vì thế, các ngân hàng phát triển mảng dịch vụ tốt sẽ được đánh giá cao hơn nhờ bù đắp được rủi ro tín dụng sẽ phát sinh trong tương lai.
Một cách xem xét giá cổ phiếu đắt hay rẻ khác đã và đang được nhiều nhà đầu tư cá nhân áp dụng là căn cứ vào giá bán cho cổ đông chiến lược. Chẳng hạn, giá cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai 85.000 đồng/cổ phiếu là rẻ khi giá bán cho cổ đông chiến lược Sacombank là 100.000 đồng/cổ phiếu. Hay giá cổ phiếu Eximbank dù tăng lên đến 7,8 triệu đồng/cổ phiếu nhưng vẫn rẻ nếu so với mức giá hơn 8 triệu đồng bán cho các nhà đầu tư chiến lược trước đó. Hay cổ phiếu Mai Linh giá 38.000 đồng/cổ phiếu rẻ hơn mức giá 50.000 đồng/cổ phiếu mà Mai Linh bán cho 5 đối tác chiến lược. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, không nên chỉ căn cứ vào giá bán cho cổ đông chiến lược để quyết định mức giá đầu tư của mình bởi chỉ khi được nhìn trực tiếp nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp và đối tác mới xác định được chính xác giá mua đó có đắt hay rẻ.
Nếu như cách đây mấy tháng, nhận định giá nhiều loại cổ phiếu bị đẩy lên quá mức có tính khái quát cao thì giờ đây nhận định ngược lại, giá cổ phiếu OTC đã rẻ không hề có tính bao quát, tổng hợp. Nhưng không thể phủ nhận rằng, nhiều cổ phiếu OTC rất có tiềm năng, vấn đề là nhà đầu tư phải tìm được thông tin trước khi quyết định. Một điều mà các chuyên gia tư vấn khuyên nhà đầu tư nhỏ là đừng thấy rẻ mà ham, cổ phiếu rẻ mà không có tính thanh khoản thì 

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

BẠN ĐANG TÌM XE FORD GIÁ RẺ TẠI VINH- 0963.899.937

Ford Vinh - Đại lý xe Ford giá tốt nhất miền Trung




Xe Ford giá rẻ tại Vinh - Ford Vinh Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 08 năm 2010, Vinh Ford tự hào là Đại lý đầu tiên đạt tiêu chuẩn Brand@Retail của Ford Châu Á  – Thái Bình Dương, được xây dựng đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mới nhất của Ford toàn cầu về nhân lực, trang thiết bị nhà xưởng, phòng trưng bày và cơ sở hạ tầng theo mô hình 3S (Sales – Bán hàng; Service – Dịch vụ; Spare parts – Phụ tùng chính hãng). Ngày 05.08.2010, Vinh Ford đã chính thức trở thành Đại lý ủy quyền của  Ford Việt Nam tại khu vực Bắc Miền Trung với đầy đủ các chức năng bán hàng, dịch vụ hậu mãi và kinh doanh phụ tùng chính hãng nâng tổng số Đại lý và Chi nhánh của Ford Việt Nam trên toàn quốc lên con số 13.

Với tổng số vốn đầu tư lên đến 3 triệu USD, Ford Vinh hiện là Đại lý có xưởng dịch vụ và phòng trưng bày hiện đại và lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung với 02 tầng và diện tích khu nhà xưởng lên đến 4600 m2, gồm 40 khoang sửa chữa, các thiết bị cầu nâng hiện đại của Rotary (Mỹ), thiết bị cân chỉnh góc đặt bánh xe Hespon, thiết bị kéo nắn khung vỏ xe Blackhawk (Mỹ), hệ thống buồng sơn Blowtherm (Ý). Vinh Ford đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ tốt nhất và nhanh chóng nhất cho khách hàng.
Đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên của Ford Vinh hiện đã được đào tạo chính quy theo chuẩn của Ford toàn cầu với phương châm phục vụ khách hàng “Tận tâm và chuyên nghiệp”, mọi qui trình trước và sau bán hàng luôn được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp quan tâm và giải quyết thỏa đáng. Vinh Ford cam kết sẽ mang lại chất lượng phục vụ hoàn hảo, nhanh chóng làm hài lòng đông đảo quý khách hàng trong tất cả các quy trình. 

Đến với Xe Ford giá rẻ tại Vinh quý khách luôn được đảm bảo những lợi ích sau đây:

  1. Dịch Vụ Chuyên Nghiệp: Ford Vinh có chế độ hậu mãi hàng đầu như bảo hành 3 năm, lái thử tận nhà & tư vấn tận tình.
  2. Khuyến Mãi Liên Tục: Ford Vinh luôn có chương trình khuyến mãi hàng tháng, những ưu đãi đặc biệt, đảm bảo cho khách  hàng luôn mua được xe Ford giá rẻ tại Vinh
  3. Giá Tốt : giá luôn là yếu tố quan trọng nhất khi mua xe do đó giá xe Ford Vinh luôn tốt hơn trong thị trường.

Để mua xe Ford giá rẻ tại Vinh quý khách vui lòng liên hệ:

Đại lý xe Ford Vinh
Mobile: 0963.899.937
Email: caotuanvinhford@gmail.com
Website: fordvinh.vn
Địa chỉ: Km 200 Đại Lộ Lê Nin – TP Vinh – Nghệ An

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Mua bán cổ phiếu ra làm sao ?

1) Chứng khoán là những chứng chỉ có giá trị chuyển đổi thành tiền. Chứng chỉ có thể là giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc dữ liệu điện tử trong máy tính của Trung tâm lưu ký CK, xác nhận bạn đã mua cổ phiếu của một công ty nào đó.
Chứng khoán có 2 loại:
cổ phiếu là gì
Cổ phiếu: là chứng chỉ góp vốn vào một công ty nào đó để kinh doanh;
– Trái phiếu: là chứng chỉ cho công ty vay một số tiền với thời hạn và lãi xuất nhất định.
2) Mua bán cổ phiếu rất đơn giản. Vì mọi việc mua, bán, thanh toán do công ty môi giới CK thực hiện. Công việc của bạn chỉ là đặt lệnh cho công ty CK thực hiện.
3) Kiếm tiền từ CK không dẽ. Bạn cần có:
– Kiến thức tương đối rộng về Kinh tế – Tài chính; để lựa chọn cổ phiếu nào nên mua, lúc nào nên bán.
– Có bản lĩnh của một vị tướng, bởi vì thương trường là chiến trường, tiền và cổ phiếu là những người lính. Nếu bạn là vị tướng tồi thì sẽ nướng hết quân sau vài trận đánh; Nếu bạn không có kiến thức, mua bán theo cảm tính không có sự tìm tòi phân tích thì chứng khoán giống như việc đặt cược vào xu hướng giá cổ phiếu mà thôi.
4) Chơi CK không hạn chế vốn. Có vài trăm ngàn cũng chơi được’ Nhưng để kiếm tiền hiệu quả cần có vốn từ vài trăm triệu trở lên. thông thường 1 sóng lên chứng khoán  chúng ta có thể kiếm được trung bình lợi nhuận 20-30 %  trong 1-2 tháng. Đó là mức lợi nhuận hấp dẫn so với việc gửi ngân hàng.
5) Nên chọn những công ty CK  uy tín để mở tài khoản, ở HN hay Tp HCM không thành vấn đề vì các công ty này đều có điều kiện chặt chẽ thì mới được ủy ban chứng khoán chấp nhận là thành viên của sở giao dịch.Sau khi mở tài khoản, bạn có thể ngồi nhà đặt lệnh mua bán qua điện thoại hặc interrnet , thông qua sự tư vấn của môi giới .

Muốn tham gia Mua bán cổ phiếu, hay chơi chứng khoán cần những thủ tục gì ? Làm sao để mua được cổ phiếu ? cần thông tin chi tiết .?

sau khi tìm hiểu về chứng khoán thì bước tiếp theo là quyết định sẽ đầu tư hay không ? Nếu tham gia :
Bạn chỉ cần đem theo giấy CMND và đến một trong các Công ty chứng khoán tại địa phương bạn sinh sống.
hoặc bạn cũng có thể mở TK chứng khoán online theo hướng dẫn tại đây
Tại đây nhân viên môi giới sẽ giúp bạn các thủ tục để mở Tài khoản chứng khoán. Nộp một số tiền nhất định ( thường là 50.000đ hoặc 100.000đ) để đăng ký. Nếu có nhu cầu tham gia vào TTCK hãy nộp số tiền mà bạn có vào TK chứng khoán. Bạn chỉ có quyền mua chứng khoán khi số tiền trong tài khoản CK đủ để thực hiện lệnh mua sau khi trừ đi phí giao dịch mà Công ty chứng khoán thu.
Để có thể quyết định mua loại cổ phiếu nào có rất nhiều cách :
1. Nhân viên môi giới sẽ hổ trợ bạn về các thông số kỹ thuật
2.Bạn tìm hiểu về Công ty mà bạn đang quan tâm trên tất cả các kênh
3.Kiến thức mà bạn có để phán đoán và quyết định.
4. Các website hổ trợ về chứng khoán : cafef , vietstock , chungkhoanaz    ..

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

CỔ PHIẾU OTC GIÁ CHUẨN, UY TÍN

Giá cổ phiếu OTC

Không ồn ào và tranh mua, tranh bán như gần 10 năm về trước, nhưng dịp này, thị trường mua ban OTC cũng nhộn nhịp chẳng kém thị trường niêm yết, với một loạt mã cổ phiếu của các doanh nghiệp đang có kế hoạch lên sàn.
Anh bạn môi giới quen gọi điện khoe, phiên sáng 5/1 đã chốt lãi cổ phiếu HVN (Vietnam Airlines) với khoảng 70.000 cổ phiếu cho cả nhóm 5 người. Giá cổ phiếu OTC trung bình họ mua vào trước khi HVN chào sàn là 42.000 đồng/cổ phần, bán ra trung bình đạt giá 51.000 đồng/cổ phần. Lãi 21% trong vòng hơn 1 tháng, anh bạn chặc lưỡi: “Ăn lộc thế thôi!”.
Để có lộc như vậy, họ không phải những nhà đầu tư “tay mơ”, chí ít trình độ của anh bạn môi giới cũng thạc sỹ kinh tế, đọc vanh vách báo cáo tài chính doanh nghiệp, chưa kể còn nắm được nhiều thông tin bên lề, chăm sóc khá nhiều khách VIP trên các sàn chứng khoán.
Lợi nhuận khủng từ các thương vụ săn cổ phần của các doanh nghiệp sắp niêm yết và đăng ký giao dịch như Habeco, Sabeco, ACV, Vietnam Airlines đang khiến nhiều nhà đầu tư hào hứng.
Ngoài HVN, anh bạn còn tư vấn cho các khách ruột khá nhiều mã cổ phiếu và đang tham gia “săn” nhiều cổ phiếu như Dược Việt Nam, Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (Nasco)…
Cách săn hàng OTC phổ biến nhất hiện nay là móc nối với nguồn tin từ doanh nghiệp, sở giao dịch chứng khoán hoặc công ty chứng khoán làm đại lý đấu giá để có được danh sách và liên lạc của cổ đông doanh nghiệp, sau đó nhắn tin chào mua giá cổ phiếu OTC. Người có nhu cầu bán sẽ liên hệ lại và trao đổi giá cả.
Với cổ phiếu OTC mà doanh nghiệp phát hành chưa chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chưa ra sổ cổ đông, phương thức giao dịch rất đa dạng.
Có những đầu mối quen biết nhau chỉ cần giao tiền và giao chứng từ gốc như thông báo xác nhận trúng giá (nếu tham gia đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán), giấy nộp tiền, thông báo xác nhận cổ phần… Nhưng có những đầu mối làm chặt chẽ hơn thì yêu cầu lập hợp đồng mua bán cổ phần, lấy xác nhận công chứng…
Với những doanh nghiệp đã ra sổ cổ đông, hai bên mua bán chỉ cần qua doanh nghiệp làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần và thay đổi đăng ký cổ đông rất đơn giản.
Giá cổ phiếu OTC biến động không quá nhanh, nhưng vì không có thước đo chuẩn như sàn niêm yết nên cũng mỗi nơi mỗi khác. Đơn cử như cổ phiếu VIB của Ngân hàng Quốc tế, vào giữa tháng 10, khi ngân hàng này thông báo chốt danh sách cổ đông để lưu ký chứng khoán, lập tức trên thị trường, những nhà đầu tư nhỏ lẻ sở hữu cổ phiếu VIB nhận được tin nhắn chào mua cổ phần.
Giá giao dịch trong khoảng 15.000 đồng/cổ phần (đã bao gồm quyền chia cổ phiếu thưởng năm 2016 tỷ lệ 16,5%), 1 tuần sau giá nhảy lên 17.000 đồng/cổ phần và nay, trước thời điểm VIB giao dịch trên UPCoM vào ngày 9/1, thị trường truyền nhau giá 19.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, giao dịch thành công thì hầu như không ghi nhận được.
Một nhân viên phụ trách khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong nhóm gom cổ phiếu VIB cho biết, không chỉ tại Hà Nội, họ còn vào miền Trung, miền Nam để giao dịch nếu có nhà đầu tư bán cổ phần.
Trên thực tế, không phải cứ gom được cổ phiếu OTC trước khi lên sàn là chắc thắng. Cũng có nhà đầu tư ăn quả đắng khi mua cổ phiếu Vietnam Airline…
Việc thu gom cổ phần được tổ chức theo nhóm, rất chuyên nghiệp với mỗi người mỗi việc cụ thể, người đảm nhận việc liên hệ, trao đổi với khách hàng, người đảm nhận việc dẫn khách lên Hội sở VIB làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần…
Nhưng cũng theo môi giới này, họ đứng ra gom hàng theo đặt hàng của một số nhà đầu tư lớn, ăn phí dịch vụ, chứ không tự bỏ tiền đầu tư cổ phần, bởi rủi ro cũng khó lường trước.
Trên thị trường thứ cấp, giá cổ phiếu ngân hàng vẫn lẹt đẹt, một loạt cổ phiếu của các ngân hàng có quy mô và hiệu quả kinh doanh cao hơn VIB, hiện thị giá còn dưới mệnh giá. Cổ phiếu của các ngân hàng “chiếu trên” như Vietinbank trong khoảng 16.000 đồng/cổ phần; MB 13.000 đồng/cổ phần, Sacombank thì dưới mệnh giá…
Ngoài VIB, cổ phiếu của các ngân hàng đang có kế hoạch lên sàn như Techcombank, VPBank cũng được tìm mua, nhưng không quá sôi động.
Sôi động nhất là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện IPO như Nasco, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng công ty Dược Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex)…
Lợi nhuận khủng từ các thương vụ săn cổ phần của các doanh nghiệp sắp niêm yết và đăng ký giao dịch như Habeco, Sabeco, ACV, Vietnam Airlines đang khiến nhiều nhà đầu tư hào hứng.
Bên cạnh đó, giới đầu tư còn cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa và IPO thường định giá rất thận trọng, trong nhiều trường hợp, chưa tính hết tiềm năng của doanh nghiệp vào giá trị cổ phần.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp này cũng đã có bề dày hoạt động, là những doanh nghiệp đầu ngành nên cầm cổ phiếu không lo ảo như nhiều công ty tư nhân mới được thành lập và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Song khác với cảnh mua bán bất luận thông tin và sức khỏe doanh nghiệp như con sóng lớn cách đây gần chục năm, lần này các nhà đầu tư tham gia chợ OTC khôn ngoan hơn rất nhiều. Họ mua bán đều có sự tư vấn và phân tích thông tin kỹ lưỡng, đồng thời bản thân họ cũng là những nhà đầu tư khá am hiểu, dạn dày kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán.
Đơn cử, cổ phiếu VEAM được chào mua từ cuối tháng 12/2016 với giá 17.000 đồng/cổ phần, nhưng đến nay, giá giao dịch thành công cũng chỉ nhúc nhắc trong khoảng 17.200 – 17.500 đồng/cổ phần.
Trong khi đó, cổ phiếu của Tổng công ty Dược được ưa thích hơn, mức giá cũng dao động quanh 18.000 đồng/cổ phần. VEAM có quy mô lớn, các chỉ số kinh doanh khá tích cực, nhưng điểm yếu lại ở chỗ không có hoạt động kinh doanh cốt lõi, lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của các liên doanh và chính sách chia lợi nhuận của họ. Trong khi đó, ngành ô tô đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi Việt Nam cắt giảm thuế quan do hội nhập.
Trên thực tế, không phải cứ gom được cổ phiếu OTC trước khi lên sàn là chắc thắng. Cũng có nhà đầu tư ăn quả đắng khi mua cổ phiếu Vietnam Airlines với giá 47.000 đồng/cổ phần trước khi cổ phiếu này giao dịch trên UPCoM. Sau 3 phiên tăng giá từ 28.000 đồng/cổ phần lên 49.300 đồng/cổ phần, phiên giao dịch ngày 6/1/2017, cổ phiếu HVN đã bị xả hàng, giảm hơn 5.000 đồng/cổ phần xuống 45.000 đồng/cổ phần.
Nếu xét về ưu thế bán, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ khóc ròng vì nếu không nhanh chân, giá cổ phiếu có thể tiếp tục giảm trước động thái bán ra 10 triệu cổ phiếu HVN của cổ đông lớn Techcombank. Lưu ý là giá gốc của Techcombank chỉ quanh ngưỡng 22.000 đồng/cổ phần.
Chưa kể, tới đây, thị trường sẽ có thêm nhiều cổ phiếu tốt được đưa ra niêm yết khi quy định doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng sau 1 năm phải đăng ký giao dịch tập trung được thực thi. Đặc biệt là quy định cổ phần đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán sẽ tự động được đưa vào giao dịch trên hệ thống UPCoM trong vòng 15 ngày có hiệu lực.

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MUA BAN OTC

OTC viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Over the Counter”, để chỉ việc giao dịch cổ phiếu ngoài sàn giao dịch chứng khoán, hay còn gọi là thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung.
Cụm từ viết tắt OTC thể hiện tính thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch cổ phiếu dứt khoát không nằm ngoài những giao dịch và tính toán đó.
OTC là một thị trường giao dịch thỏa thuận. Người mua và người bán gặp nhau để thỏa thuận giá cả và cách thức chuyển giao. Trên thị trường, hiện nay có rất nhiều công ty môi giới thực hiện các chức năng môi giới chứng khoán tìm kiếm và tạo điều kiện người mua và người bán gặp nhau để thực hiện. Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, “cò” chứng khoán hoạt động rất nhiều và bạn hãy cẩn thận khi quyết định mua bán. Khi đầu tư mua ban OTC bạn cần lưu ý:
1. Cổ phiếu bạn mua có được chuyển nhượng không?
 2. Bạn xem mức giá bạn mua đã phù hợp chưa (theo nhận định của bạn)
3. Thủ tục chuyển nhượng (vấn đề này cần cẩn thận chú ý). Hiện nay có hai cách thức giao dịch: Bạn chuyển tiền cho người bán trước và chấp nhận một giấy tờ viết tay cam kết nội dung thực hiện. Hoặc bạn chọn hình thức chuyển quyền sở hữu sang tên bạn rồi mới chuyển tiền.
Bạn chọn cách thứ nhất thì rủi ro thuộc về bạn, cách thứ hai an toàn cho bạn nhưng không an toàn cho người bán.
Bạn cần chú ý giấy tờ sở hữu phải được người có trách nhiệm trong công ty mà bạn đầu tư chứng nhận hợp pháp việc chuyển nhượng thì bạn mới là cổ đông hợp pháp của công ty bạn đầu tư.
Xem thêm : mua ban OTC

Mua ban co phieu OTC

Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết.
Ở thời điểm hiện tại, giới đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiền vẫn chưa giải ngân, tất cả đều đang ở trạng thái quan sát, nhưng rõ ràng đã có sự chuyển động ngầm trong động thái của các quỹ hướng về thị trường Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước và niêm yết hàng loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán.
Trước đây nỗi đau đầu lớn nhất của các quỹ khi giải ngân trên thị trường Việt Nam là họ không xác định được thời gian cổ phiếu sau khi chào bán lên sàn. Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa nhiều doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán, việc bán vốn nhà nước phải công khai minh bạch và theo nguyên tắc thị trường. Thị trường chứng khoán giờ đây được nhìn nhận là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.
Đặc biệt, Thông tư số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11/2016 cũng là cú hích thúc đẩy các cổ phiếu lên sàn. Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) qua Sở GDCK, phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phần trên VSD và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Thống kê cho thấy hơn 50 doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX trong vòng 2 tháng cuối năm 2016.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hàng loạt doanh nghiệp lớn đã lên niêm yết và tạo sóng trên thị trường chứng khoán trong 2 tháng cuối năm. Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) sau một thời gian dài giao dịch ảm đạm trên thị trường OTC, khi lên sàn Sabeco tăng gấp đôi sau 2 tuần, trong khi Habeco tăng gấp 4 lần kể từ khi chào sàn, hai cổ phiếu này cùng đạt mức giá cao nhất 225.000 đồng/cp.
Cầu tăng liên tục trong khi nguồn cung bị hạn chế khi khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng tại Sabeco chỉ hơn 6,5 triệu cổ phiếu (1,1%) trong khi tại Habeco là 2,3 triệu cổ phiếu (0,98%) đã khiến giá các cổ phiếu bia tăng vọt.
Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết. Thời điểm này các nhà đầu tư giao dịch nhiều cổ phiếu Petrolimex (PLX) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, giao dịch trên OTC của cổ phiếu này quanh mức 34.000 đồng/cp mặc dù cách đây nửa năm cổ phiếu này giao dịch ở mức 16.000 – 17.000 đồng/cp. Mức giá bình quân đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng năm 2011 của Petrolimex ở mức hơn 15.000 đồng/cp.
Cổ phiếu Thaco của CTCP Trường Hải được chào mua ở mức giá 150.000 – 153.000 đồng/cp trong khi cách đây 3 tháng cổ phiếu Thaco được giao dịch ở mức giá 93.0000 – 95.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu ngân hàng như VPBank, Techcombank, VIB đồng loạt lưu ký trong tháng 12, chuẩn bị niêm yết và giao dịch đồng loạt vào quý 1/2017. Giá cổ phiếu VPBank giao dịch ở mức giá 9.500 – 10.000 đồng/cp, cổ phiếu VIB giao dịch quanh mức giá 16.000 đồng/cp, trong khi TCB giao dịch ở mức giá 18.200 đồng/cp. Cùng thời điểm này năm trước, giá cổ phiếu TCB chỉ ở mức 8.900 đồng/cp.
Theo một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường mua ban co phieu OTC, giao dịch cổ phiếu TCB giai đoạn này rất nóng trong khi VIB không còn hàng. Một cổ phiếu khác là LienVietPost Bank cũng đang được gom với mức giá 6.400 đồng/cp, tăng 10% so với tuần trước.
Tuy nhiên độ nóng của tất cả các cổ phiếu ở trên không thể so sánh với cổ phiếu Vietjet Air. Kể từ sau khi hãng hàng không này chào bán 44,8 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức quốc tế, 3,5 triệu cổ phiếu phân phối cho một số tổ chức trong nước thì các nhà đầu tư săn lùng mua cổ phiếu này rất nhiều.
Thực tế Vietjet Air chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, số lượng cổ phiếu phân phối trên thị trường hiện tại là cổ phiếu của cổ đông hiện hữu bán ra. Theo Reuters, giá chào bán cho các tổ chức của Vietjet trong thời gian qua khoảng 84.600 đồng/cp và chào bán cho nhà đầu tư cá nhân là 86.500 đồng/cp. Tuy nhiên trên thị trường OTC các môi giới đang chào mua cổ phiếu này ở mức giá 96.000 đồng/cp – 101.000 đồng/cp.
Hiện Vietjet Air chưa hề công bố thông tin rộng rãi, các thông tin thị trường có được chủ yếu từ các kênh truyền thông nước ngoài. Theo Reuters, Vietjet Air sẽ niêm yết cổ phiếu vào ngày 23/2/2017 với giá khởi điểm 88.800 đồng/cp.
Một chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư cần thận trọng với các giao dịch trên thị trường OTC giai đoạn này. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu ngân hàng, thực tế trong năm qua các cổ phiếu ngân hàng niêm yết không hề có sóng, BIDV hiện chỉ giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cp trong khi VCB cũng đã giảm 16,7% từ đỉnh thiết lập hồi tháng 9, STB giảm 36% xuống còn 8.260 đồng/cp, SHB còn 5.000 đồng/cp.
Dù sao cũng không thể phủ nhận đã có một lượng tiền đang chảy ra ngoài mua ban co phieu OTC. Sắp tới đây thị trường sẽ đón nhận hàng loạt cổ phiếu mới như Vietnam Airlines (hiện giao dịch quanh mức giá 42.000 – 44.000 đồng/cp có kế hoạch giao dịch trên Upcom), cổ phiếu Novaland của Tập đoàn Địa ốc Nova (đã được chấp thuận niêm yết trên Hose vào ngày 28/12 với giá 50.000 đồng/cp), hàng loạt công ty con của FPT như FPT Telecom, FPT Online, chứng khoán FPTS, Petrolimex, Dịch vụ Cáp treo Bà Nà, Techcmbank, VIB, VPBank…
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI, khi thị trường có nhiều hàng hoá chất lượng thì uy tín của thị trường sẽ tăng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp sẽ an tâm nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Họ tránh được những công ty không minh bạch trên thị trường mà hiện tại do không có nhiều lựa chọn họ buộc phải giải ngân do mục tiêu đầu tư ở thị trường Việt Nam, dẫn đến thất bại ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá, nhìn nhận của nhà đầu tư về thị trường, mất niềm tin với thị trường Việt Nam.
Việc niêm yết ồ ạt các doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến giá cổ phiếu của các công ty đang giao dịch trên thị trường, cổ phiếu các công ty đang có PE cao hơn mức trung bình của ngành, của thị trường sẽ giảm, đặc biệt những công ty hoạt động không minh bạch sẽ bị các nhà đầu tư bán để lấy tiền đầu tư những cổ phiếu an toàn hơn. Những bước đi này là cần thiết để chúng ta tăng hiệu quả cho nền kinh tế và có thể xây dựng được thị trường chứng khoán mà ở đấy nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư giữ tài sản chứ không chỉ là nơi lướt sóng để thắng thua trong ngắn hạn.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Cổ Phiếu OTC Được Giao Dịch Nhanh Chóng

OTC (Over the counter) là một loại cổ phiếu đã được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm yết giá hay nói cách khác, giá cổ phiếu OTC không nhất thiết phải công bố rộng rãi cho công chúng. Bởi vậy tính thanh khoản của mua bán cổ phiếu OTC thường thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung, lợi nhuận mà các loại cổ phiếu này mang lại tương đối cao nhưng cũng chứa đựng  nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Một số đặc trưng cơ bản

– NĐT và tổ chức của các NĐT: việc tham gia thị trường mua bán cổ phiếu OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.
– Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các DN cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt.
– Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua – bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường.

Cách thức mua bán cổ phiếu OTC

+ Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán cổ phiếu, chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
+ Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua – bán.

Tại Sao Lại Lựa Chọn Chúng Tôi ?

+ Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của chúng tôi chính là nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ, năng động, nhạy bén trong kinh doanh, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, được đào tạo và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới thường xuyên….
+ Chúng tôi luôn đem đến cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp. Kịp thời đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
+ Toàn bộ hoạt động của chúng tôi được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không những có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển, hoàn thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong tương lai.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Hotline: 0983.443.669
Email: muabanotc9@gmail.com.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

CỔ PHIẾU OTC VÀ NHỮNG CÁI ” NHẤT”

Co phieu OTC hiện đang được giao dịch khá mạnh, hoặc được nhà đầu tư chú ý chứ không hề “đóng băng” như nhiều người vẫn tưởng. Có chăng là sự kém sôi động hơn do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và sự hạn chế của dòng tiền đối với chứng khoán.
Nhưng vẫn có những dòng tiền dài hạn âm thầm chảy vào thị trường này, tìm kiếm những cổ phiếu tốt hoặc sắp lên sàn để “rót vốn”. Có thể coi đây là một số Blue chips trên thị trường co phieu OTC – thị trường mà dòng tiền đang ngầm chảy dưới tảng băng chung.
Cổ phiếu giao dịch sôi động nhất (LVBank)
Đã tròn 1 năm sau ngày sáp nhập NHTM CP Liên Việt với Công ty Tiết kiệm Bưu điện, đối tên thành NHTMCP Bưu điện Liên Việt và nâng vốn điều lệ của Ngân hàng sau sáp nhập lên 6460 tỷ đồng, trở thành một trong 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, cùng Agribank là 1 trong 2 ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất, trải rộng 64 tỉnh thành với hơn 13000 chi nhánh. Năm 2011, Liên Việt Post Bank báo lãi 1100 tỷ, tổng tài sản hơn 56000 tỷ đồng.
Cổ phiếu tăng giá tốt nhất (Sabeco)
Sabeco cũng là một cái tên rất được NĐT chú ý trên OTC. Tuy khối lượng cổ phần của Sabeco do NĐT cá nhân nắm giữ không nhiều (Bộ công thương nắm giữ gần 90% cổ phần tại Sabeco) nhưng với vốn điều lệ lớn (hơn 6413 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 9500 tỷ) và chưa có đối tác chiến lược, giao dịch của Sabeco vẫn khá sôi động.
Cổ phiếu được NĐT tìm kiếm nhiều nhất (Bảo vệ thực vật An Giang)
Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) cũng là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp các giống cây trồng và các sản phẩm liên quan).
Liên tục trong nhiều năm liền, AGPPS thu được nhiều kết quả kinh doanh tích cực. Riêng năm 2011, AGPPS đạt doanh thu 4869 tỷ đồng, tăng 19.9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 104,5% kế hoạch. Mạng lưới phân phối gồm 25 chi nhánh và gần 500 đại lý cấp 1 trên khắp cả nước.
Cổ phiếu có mức cổ tức bằng tiền cao nhất
CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) xứng đáng không chỉ là công ty có mức cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trên thị trường co phieu OTC mà còn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có mức cổ tức cao trên 2 sàn niêm yết (HGM năm 2016 cũng chỉ trả cổ tức 80%, CNG trả cổ tức 60% đều bằng tiền mặt).
Trong thời buổi khó khăn, nhiều công ty niêm yết cho rằng bản thân họ phải chịu thiệt thòi khi giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng tiêu cực chung của thị trường. Điều này khiến nhiều công ty, kể cả các “đại gia” không khỏi có những rụt rè khi bước chân vào sân chơi chuyên nghiệp mà vẫn chấp nhận làm những “người khổng lồ” ở thị trường co phieu OTC.